Bình Thuận là tỉnh có nhiều tài nguyên và có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. Nhưng tốc độ phát triển và đô thị hoá vẫn còn khá thấp nếu so sánh Bình Thuận với các tỉnh có tiềm năng tương tự. Dự án cao tốc Bắc Nam hay rõ hơn là đoạn Dầu Giây – Phan Thiết sẽ là cơ sở hạ tầng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của Bình Thuận.
Tổng quan
Quy mô dự án
- Tổng chiều dài 99km, rộng hơn 32m. Quy mô 6 làn xe với vận tốc thiết kế là 120km/h. Theo thiết kế, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ được thảm 3 lớp bê tông nhựa. Ngoài gần 100km đường, nhà thầu còn phải thi công có 65 cầu trên cao tốc và cầu vượt cùng hàng chục cống hộp, hằm chui.
- Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một trong 11 dự án thành phần của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông
được khởi công xây dựng.
Hình thức triển khai
Dự án được chuyển đổi từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.
+ Cao tốc này sẽ đi qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, toàn tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có 4 gói thầu. Trong đó gói thầu số 3 và 4 đi qua Đồng Nai, gói thầu số 1 và 2 đi qua tỉnh Bình Thuận.
+ Đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài 51,3km gồm 2 gói thầu xây lắp số 3 và 4. Trong đó, gói thầu xây lắp số 3 là gói thầu có khối lượng xây lắp lớn nhất của dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Với chiều dài hơn 35km. Cùng với đó nhà thầu phải xây dựng 24 cầu, 16 cống hộp và 5 hằm chui.
Liên danh nhà thầu gồm
Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại xây dựng Trung Chính (liên danh Vinaconex – Trung Chính).
Tổng vốn đầu tư
Dự kiến hơn 12.500 tỷ đồng.
+ Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công từ cuối tháng 9/2020. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và đi vào vận hành đầu năm 2023.
Thực trạng và đơn vị thi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
->Gói thầu số 4.
+ Tháng 1/2021, liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 khởi công gói thầu số 4. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với chiều dài 16 km. Hiện nay, dự án đi qua TP Long Khánh dần hiện rõ trục đường. Dự kiến, đến tháng 8/2021 sẽ hoàn thành cắp phi đá dăm hơn 7 km.
+ Việc giám sát chất lượng được Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án) thực hiện thường xuyên để tránh sai sót bởi đây là dự án trọng điểm quốc gia nên các đơn vị thi công trong gối thầu số 4 quán triệt sự nghiêm túc, khoa học theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Đang thi công công trường cầu vượt trên gói thầu số 4 qua xã Xuân Quế, huyện Cảm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Ngoài 16 km đường, gói thầu số 4 còn có 10 cầu vượt cắt ngang và hai khu vực xây đường dân sinh. Được biết, cầu vượt này nằm trong tuyến đường đã được Đồng Nai quy hoạch nên sẽ làm trước. Cầu cao 4,75 m so với mặt đường cao tốc, đủ điều kiện cho các xe qua lại an toàn, đảm bảo đúng quy định.
->Gói thầu số 3
+ Gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây do liên danh nhà thầu Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Trung Chính đảm nhận, được khởi công vào tháng 10/2020. Nhiều tháng qua, nhà thâu huy động gần 400 nhân lực, máy móc thiết bị, tổ chức 22 mũi thì công, làm việc cả ngày lẫn đêm. Sau 9 tháng thi công, gói thầu đã hoàn thành đào hữu cơ và đang cắp phối đá dăm.
+ Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc liên danh gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, trên tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây gói thầu số 3 là đài nhất, khối lượng công việc lớn nhất. Toàn bộ gói thầu có chiều dài hơn 35 km, 24 cầu, 16 công hộp và 6 hầm chui.
+ Hiện tại, trụ cầu qua tỉnh lộ 765 ở huyện Xuân Lộc đã được xây dựng xong. Công trình thuộc gói thầu số 3 của dự án dài 33,6 km.
“Theo báo cáo tiến độ mới nhất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông Vận tải), đến cuối tháng 6/2021, tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng cho dự án đạt 69,7%.
Mặc dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, các đơn vị liên quan đã nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực thi công. Vượt qua những khó khăn về thời tiết, thiếu vật liệu san lắp, đến nay, tuyến cao tốc đã thành hình, các gói thầu đảm bảo liền độ đề ra.
Lợi ích của tuyến cao tốc mang lại
Tuyến cao tốc giúp Bình Thuận gỡ được nút thắt về giao thông, giảm một nữa thời gian di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và Bình Thuận từ 4-5 tiếng chỉ còn 2 tiếng đồng hồ.
Về du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch nơi đây đã vốn rất tiềm năng. Khi hạ tầng phát triển lên, giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy du khách đến nơi đây và dễ dàng hơn trong việc triển xây dựng các khu du lịch và vui chơi giải trí.
Đây cũng góp phần kéo dân số về nơi đây lập nghiệp và sinh sống. Với quỹ đất rộng lớn sẽ là bước ngoặc phát triển bất động sản trong tương lai không xa, đất Bình Thuận sẽ là mảnh đất vàng trong tương lai.
Xem thêm:
–https://quantamnhadat.com/dat-vuon-bac-binh/
–https://quantamnhadat.com/dat-luong-son/
Pingback: Tiến độ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo